Đi cấp cứu vì thói quen dùng thuốc tai hại nhiều người Việt thường làm

Người phụ nữ nhập viện cấp cứu vì mất nước nặng, rối loạn điện giải, suy thận cấp. Người nhà cho biết bệnh nhân thường xuyên mua nhiều loại thuốc kháng sinh, uống không theo liều lượng được khuyến cáo.

Bệnh nhân được đưa vào Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên do tiêu chảy kéo dài. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị mất nước nặng, rối loạn điện giải và suy thận cấp.

Sau khi đ.ánh giá t.iền sử bệnh và tình hình người bệnh, ê-kíp bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, bù nước điện giải và nội soi đại tràng cho bệnh nhân. Hình ảnh nội soi cho thấy niêm mạc đại tràng bị viêm trợt, phù nề mạnh, có rất nhiều giả mạc trắng bám trên bề mặt.

Người nhà cho biết, nữ bệnh nhân lớn t.uổi này thường xuyên tự ý mua kháng sinh nhiều loại khác nhau, uống không theo liều lượng được khuyến cáo. Thậm chí, bà còn tư vấn cho con cháu mua và dùng kháng sinh.

Các bác sĩ Khoa Nội tiêu hóa nhận định đây là trường hợp điển hình của bệnh viêm đại tràng giả mạc do dùng thuốc kháng sinh bừa bãi. Khi dùng quá nhiều loại kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm mất các vi khuẩn có lợi ở ruột và phát triển mạnh các vi khuẩn có hại (C. Difficiile), gây viêm đại tràng.

di cap cuu vi thoi quen dung thuoc tai hai nhieu nguoi viet thuong lam 46d 7148983
Ảnh: BPlus

Thầy thuốc khuyến cáo kháng sinh là thuốc t.iêu d.iệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó giảm đáp ứng viêm gây ra bởi vi khuẩn nhưng cũng có các tác dụng không mong muốn kèm theo, mức độ biểu hiện khác nhau tùy trường hợp. Do đó, để tránh hậu quả khôn lường, người dân không nên tự ý dùng kháng sinh, chỉ sử dụng thuốc khi đã được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

Theo kết quả khảo sát của ngành y tế, phần lớn kháng sinh ở nước ta được bán mà không có đơn thuốc. Việt Nam cũng nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao trên thế giới và tình trạng này đang có xu hướng gia tăng.

Bỏng nặng do dùng xăng đốt rác

Người đàn ông Hải Phòng đang dùng xăng đốt rác thì bất ngờ ngọn lửa bùng lên khiến ông bị bỏng nặng, phải nhập viện cấp cứu.

bong nang do dung xang dot rac f67 7012433

Hình ảnh vết bỏng của người bệnh.

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) mới tiếp nhận và điều trị ca bệnh bị bỏng nhiều vị trí trên cơ thể.

Bệnh nhân là ông N.T Đ (31 t.uổi, ở Hải Phòng) nhập viện trong tình trạng bỏng vùng mặt cổ, cẳng bàn tay phải, cẳng chân phải, các vị trí bỏng nhiều nốt phỏng nước lớn.

Bệnh nhân kể lại, ông Đ dùng xăng để đốt cành cây, rác trong khuôn viên nhà. Bất ngờ ngọn lửa bùng lớn khiến ông bị bỏng. Gia đình đã nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để xử trí.

Theo bác sĩ của bệnh viện, bỏng có thể để lại nhiều di chứng như co rút cơ ảnh hưởng đến vận động sau này. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, vết bỏng có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn…

Cách sơ cứu ban đầu khi bị bỏng: Cần bọc vùng bỏng chắn chắn rồi đổ nước lạnh lên. Với những vết bỏng ở tay có thể để cho nước từ vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh nhưng phải thường xuyên 3-4 phút một lần cho đến khi nào nạn nhân thấy đỡ đau rát. Đồng thời cần tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề.

Che phủ vùng bỏng bằng gạc, vải vô khuẩn nếu có hoặc bằng gạc hoặc vải sạch. Bỏng ở bàn tay thì cho bàn tay vào một túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay để nạn nhân có thể cử động được các ngón tay một cách dễ dàng và tránh làm bẩn vết bỏng. Bỏng ở cổ tay hoặc chân thì phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào một túi nhựa. Nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón.

Chuyên gia đặc biệt lưu ý: Không dùng nước đá làm mát vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong nước; Không tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát; Không sờ mó vào vết bỏng; Không được bôi dầu mỡ, dung dịch cồn ngay cả kem kháng sinh vào vết bỏng; Không được dùng băng dính băng lên vết bỏng; Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.

Xử trí và chăm sóc kịp thời, đúng cách vết thương bỏng nhanh lành không để lại sẹo, người bệnh sẽ không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bỏng gây ra.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *