Có nên uống nước ép trái cây vào buổi sáng không?

Hãy cùng khám phá lý do tại sao việc uống nước trái cây khi bụng đói vào sáng sớm có thể gây ra những hậu quả khôn lường và những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn.

Niềm tin rằng nước ép trái cây là thức uống hoàn hảo cho sức khỏe vào buổi sáng có thể bắt nguồn từ mối liên hệ của nó với vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, chuyên gia đã đưa ra lời khuyên khi uống nước ép vào sáng sớm.

Nhược điểm của việc uống nước ép khi bụng rỗng

Mòn răng: Tính axit của nước ép trái cây có thể gây hại cho men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng. Tiến sĩ Lata Patil, bác sĩ đa khoa tại Phòng khám Ruby Hall (Ấn Độ) giải thích: “Các axit có trong nước ép trái cây làm suy yếu men răng, khiến răng dễ bị tổn thương hơn”.

Tăng lượng đường trong m.áu: Đường đậm đặc trong nước trái cây có thể khiến đường huyết tăng đột biến, sau đó khiến bạn mệt mỏi và đói sớm hơn. Bệnh nhân tiểu đường không bao giờ nên uống nước trái cây vào buổi sáng. Trong trường hợp, nếu bạn vô tình uống nước trái cây khi bụng đói, đừng ăn bất cứ thứ gì trong một giờ sau đó, vì ăn thứ gì đó sau khi uống nước trái cây có thể dẫn đến các vấn đề như nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, v.v.

Mất cân bằng dinh dưỡng: Nước trái cây thiếu chất xơ có trong trái cây nguyên quả. Chất xơ giúp điều hòa tiêu hóa và ngăn ngừa lượng đường trong m.áu tăng đột biến.

Tiến sĩ Patil gợi ý một cách tiếp cận tốt hơn khi uống nước trái cây vào buổi sáng. Thời điểm tốt hơn để uống nước ép trái cây có thể là cùng lúc hoặc sau bữa ăn.

co nen uong nuoc ep trai cay vao buoi sang khong 7f9 7150409

Ảnh: Pexels

Lợi ích của việc uống nước ép trái cây đúng thời điểm

Tiến sĩ Patil cho biết lợi ích của việc uống nước trái cây đúng thời điểm:

Tăng cường dinh dưỡng: Uống nước ép trái cây trong bữa ăn cho phép bạn hấp thụ các vitamin và khoáng chất cùng với các chất dinh dưỡng có lợi khác từ thực phẩm.

Quản lý lượng đường trong m.áu: Thực phẩm có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường từ nước trái cây, có khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường.

Tăng cảm giác no: Nước trái cây trong bữa ăn có thể tăng thêm trọng lượng và hương vị, thúc đẩy cảm giác no và giúp kiểm soát cân nặng.

co nen uong nuoc ep trai cay vao buoi sang khong b18 7150409

Ảnh: Getty

Những lựa chọn thay thế cho nước ép trái cây

Tiến sĩ Patil đề xuất những lựa chọn thay thế này thay vì uống nước ép trái cây vào buổi sáng:

Trái cây nguyên quả: Thưởng thức một miếng hoa quả để cung cấp chất xơ, vitamin và năng lượng lâu dài.

Sinh tố: Trộn cả trái cây với sữa chua hoặc sữa để có một thức uống đặc hơn, bổ sung protein hoặc chất béo lành mạnh.

Nước chanh: Thêm một ít chanh vào nước ấm mang lại cảm giác sảng khoái mà không có đường đậm đặc và tính axit như nước ép nguyên chất.

Bằng cách chú ý đến thời điểm tiêu thụ nước ép trái cây và các loại đồ uống khác, bạn có thể tối đa hóa lợi ích của chúng và giảm thiểu tác hại tiềm ẩn. Tập trung vào bữa sáng cân bằng bao gồm thực phẩm nguyên chất để cung cấp năng lượng bền vững và các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.

Bị táo bón, nên uống loại nước ép trái cây nào?

Các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo cách tốt nhất để cải thiện tiêu hóa là ưu tiên ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép.

Vì với nước ép, phần lớn lượng chất xơ trong trái cây đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, tùy từng loại trái cây và cách làm mà có những loại nước ép vẫn có tác dụng cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón.

Một trong số này là nước ép lựu. Trên thực tế, nước ép lựu có thể cải thiện nhu động ruột và giúp mọi thứ di chuyển qua ruột nhanh hơn.

Lựu là loại trái cây rất nhiều nước và chất xơ. Trong 100 gram lựu tươi có khoảng 4 gram chất xơ. Đặc biệt, chất xơ không hòa tan chiếm tới 80% tổng lượng chất xơ trong trái lựu. Chất xơ không hòa tan có tác dụng cải thiện tiêu hóa, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

bi tao bon nen uong loai nuoc ep trai cay nao 9a5 7116607

Nước ép lựu rất giàu khoáng chất và chất chống ô xy hoá. Ảnh PEXELS

Không chỉ chất xơ mà thậm chí lượng đường tự nhiên trong lựu cũng có tác dụng nhuận tràng. Hơn nữa, lượng nước cao trong lựu còn có thể giúp di chuyển phân dọc theo đường tiêu hóa dễ dàng hơn.

Uống đủ nước là một phần quan trọng giúp duy trì nhu động ruột khỏe mạnh. Dù lượng nước khuyến nghị là ít nhất 2 lít/ngày nhưng đôi khi chúng ta cũng nên kết hợp uống thêm nước ép lựu để cải thiện sức khỏe đường ruột. Điều này đặc biệt cần khi bị táo bón.

Không những vậy, lựu cũng rất giàu chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe não bộ, tim mạch. Những chất chống oxy hóa này có tác dụng ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do và giảm nguy cơ sỏi thận. Lựu cũng có lượng vitamin C dồi dào, rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất và tổng hợp collagen.

Để có ly nước ép lựu chất lượng thì không chỉ đơn giản là lột vỏ, tách hạt lựu ra ngoài rồi ép lấy nước uống. Cách làm nước ép rất quan trọng nên cách tốt nhất là tự làm tại nhà.

Công đoạn đầu tiên là lột vỏ và giữ lại các hạt lựu mọng nước. Một số loại dụng cụ làm bếp có thể giúp chúng ta ép hạt lựu để lấy nước dễ dàng.

Phần hạt lựu còn lại không nên bỏ vì chúng rất giàu chất xơ và khoáng chất. Thay vào đó, mọi người hãy gom lại rồi cho vào máy xay sinh tố cùng nửa cốc nước và xay nhuyễn. Hỗn hợp sẽ được lọc qua rây và hòa chung với nước ép lựu đã lấy trước đó.

Để đảm bảo sức khỏe thì chỉ nên uống tối đa từ 220 đến 340 ml nước ép lựu mỗi ngày. Tuy nhiên, hãy tránh nước ép lựu nếu bạn đang bị tiêu chảy vì nó có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, hãy lưu ý rằng một số người có thể bị dị ứng với lựu. Các thành phần trong lựu cũng có thể phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc như thuốc làm loãng m.áu và thuốc điều trị huyết áp cao, theo Medical News Today.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *