Rối loạn lipid m.áu (còn gọi là rối loạn mỡ m.áu) là tình trạng thay đổi bất thường như tăng hay giảm các nồng độ chất béo (lipid) trong m.áu.
Tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ bởi sự cản trở trong lưu thông dòng m.áu.
Ngoài chế độ dinh dưỡng lành mạnh, một số người phải dùng đến thuốc thì hoạt động thể lực rất quan trọng có thể giúp giảm nồng độ cholesterol m.áu. Điều chỉnh rối loạn lipid m.áu là một quá trình lâu dài nhằm giúp dự phòng bệnh tim mạch.
1. Vai trò của tập luyện để phòng rối loạn lipid m.áu
Thay đổi lối sống khoa học bằng cách vận động thường xuyên là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn rối loạn lipid m.áu.
Mục tiêu chung là tập thể dục thường xuyên để giúp kiểm soát cân nặng và giảm cân nếu béo phì sẽ giảm được rối loạn lipid m.áu. Điều này thật hữu ích ở bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp… Giảm cân bằng cách ăn kiêng, tăng cường tập thể dục, giảm lượng rượu hàng ngày ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối.
Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục là rất quan trọng, nó có thể làm giảm được LDL-C (mỡ m.áu xấu) và tăng HDL-C (mỡ m.áu tốt). Tập thể dục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Việc luyện tập thường xuyên, bền bỉ cần được thực hiện hàng ngày có thể cải thiện chỉ số cholesterol. Hoạt động thể chất vừa phải có thể giúp tăng lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL), còn được gọi là cholesterol tốt.
Tốt nhất nên tập thể dục ít nhất 30 phút/lần và năm lần một tuần hoặc tập aerobic trong 20 phút/lần và ba lần một tuần. Ở một số người bận rộn việc tăng cường hoạt động thể chất, thậm chí trong khoảng thời gian ngắn vài lần một ngày, có thể lựa chọn: Đi bộ nhanh hằng ngày, đi xe đạp đi làm, chơi một môn thể thao mà bạn yêu thích…
Chạy bộ giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong m.áu.
2. Một số bài tập tốt cho người bệnh rối loạn lipid m.áu
2.1 Chạy bộ
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, kết hợp các bài tập thể dục với chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ có thể giảm cholesterol trong m.áu hiệu quả. Chạy bộ là phương pháp hiệu quả đốt mỡ thừa tuyệt vời.
Chạy bộ thường xuyên mang đến lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm cân, từ đó làm giảm được lượng mỡ xấu nhất định trong cơ thể, tăng cường lưu thông m.áu.
Bất kỳ hoạt động thể chất chạy bộ nào cũng có thể giảm nguy cơ t.ử v.ong do các nguyên nhân gây ra. Ngoài ra, chạy bộ cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL (xấu) trong m.áu.
Cũng không cần phải chạy nhanh hoặc chạy đua mà có thể chạy nhẹ nhàng vài km cũng rất tốt cho việc giảm cholesterol.
2.2 Đi bộ nhanh
Đi bộ hay đi bộ tốc độ nhanh hơn đều có tác dụng đối với sức khỏe tim mạch. Khi chúng ta đi bộ nhưng tiêu tốn nhiều sức lực, calo giúp giảm cholesterol và giảm huyết áp cao.
Các khuyến cáo cho thấy, nên đi bộ 30-60 phút/ngày, vào 5 ngày trong tuần và kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả, đặc biệt với người mỡ m.áu cao (rối loạn lipid m.áu).
2.3 Đạp xe
Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy những người thường xuyên đạp xe đạp ít có nguy cơ tăng cholesterol trong m.áu hơn so với những người không đạp xe. Không chỉ vậy, bộ môn này còn làm giảm tần suất đau tim đối với người trong tầm t.uổi 50 – 65.
Chúng ta cũng thấy đạp xe tiêu hao cùng một lượng năng lượng như chạy bộ và dễ dàng hơn cho các khớp. Vì vậy, đối với người già hoặc người thoái hóa khớp lại có mỡ m.áu cao thì đạp xe sẽ được nhiều lợi thế. Bởi khớp hông và đầu gối dễ bị viêm nên tốt nhất nên chọn đạp xe thay vì chạy bộ.
2.4 Thể dục nhịp điệu
Thể dục nhịp điệu thường được khuyến khích nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện sức bền cũng rất có lợi cho những người rối loạn lipid m.áu, có cholesterol cao.
Tập thể dục nhịp điệu ở mức độ vừa phải, thực hiện các bài tập nhịp nhàng sử dụng các nhóm cơ lớn. Thời gian tập thể dục 30 – 60 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, có thể chia nhỏ thời gian này thành nhiều đợt, mỗi lần tập tối thiểu 10 phút cũng vẫn giúp ích.
Người cao t.uổi chọn đạp xe thường xuyên thay vì chạy bộ ít có nguy cơ tăng cholesterol trong m.áu
3. Lưu ý khi luyện tập ở người bệnh rối loạn lipid m.áu
Trước khi tập thể thao, người bị rối loạn lipid m.áu nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một lộ trình tập luyện. Cần uống đủ các loại thuốc do bác sĩ kê đơn.
Cần khởi động trước khi tập từ 5-10 phút (bắt đầu với nhịp độ thấp và đi chậm từ 10-15 phút sau đó có thể tăng tốc) và có thời gian hạ nhiệt trước khi ngừng hẳn, để tránh chấn thương khi tập luyện.
Người trên 50 t.uổi không nên vận động quá mạnh với các bài tập như đá bóng, bóng rổ. Giữ cơ thể đủ nước trong khi tập luyện; mặc quần áo và giày tập thoải mái…
Nên tập vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, thận trọng khi tập thể dục sau bữa ăn, khi thời tiết nắng nóng hoặc ẩm ướt.
Có thể tập theo nhóm để tăng động lực tập luyện, ghi lại các hoạt động thể lực hoặc chỉ số cơ thể để thấy sự thay đổi. Có thể kết hợp các bài tập để tạo hứng thú. Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt để cải thiện chỉ số mỡ m.áu xấu.
Các thuốc điều trị rối loạn lipid m.áu
Xã hội phát triển, chế độ ăn thay đổi, hoạt động thể chất giảm nên ngày càng nhiều người mắc chứng rối loạn lipid m.áu.
Nếu phát hiện lipid m.áu bất thường, ngoài việc thay đổi thói quen ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất, người bệnh cũng nên hiểu rõ về các loại thuốc điều trị.
1. Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid m.áu
– Chẩn đoán sớm: Do rối loạn lipid m.áu không có triệu chứng lâm sàng nên thường được phát hiện thông qua các xét nghiệm. Nếu mắc các bệnh sau đây, nên cảnh giác với tình trạng rối loạn lipid m.áu, đồng thời nên kiểm tra lipid m.áu định kỳ, bao gồm: Những người mắc bệnh mạch vành, bệnh mạch m.áu não, cao huyết áp, đái tháo đường, béo phì, hút t.huốc l.á, có t.iền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, nam giới trên 45 t.uổi và phụ nữ sau mãn kinh.
– Điều chỉnh và thay đổi lối sống: Ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
– Điều trị theo mức độ: Điều trị theo mức độ dựa trên nồng độ lipid, các yếu tố nguy cơ tim mạch và rối loạn lipid m.áu trong bệnh tim mạch vành, đái tháo đường và các bệnh xơ vữa động mạch khác.
– Tuân thủ điều trị lâu dài: Rối loạn lipid m.áu là một bất thường chuyển hóa mạn tính. Rối loạn chuyển hóa là vấn đề mà y học hiện nay không thể giải quyết được mà chỉ có thể kiểm soát lâu dài bằng thuốc.
Rối loạn lipid m.áu (mỡ m.áu) là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
2. Thuốc điều trị rối loạn lipid m.áu
Trên cơ sở áp dụng các biện pháp cải thiện như thay đổi lối sống và chế độ ăn, nếu lượng lipid trong m.áu đã phục hồi đáng kể hoặc thậm chí trở lại mức bình thường trong vòng một tháng thì người bệnh có thể duy trì lối sống lành mạnh này và chú ý theo dõi thường xuyên. Nếu không cải thiện đáng kể nồng độ lipid m.áu sau 1 tháng, có thể cần phải điều trị bằng thuốc.
Tuy nhiên, không có loại thuốc nào tốt nhất, nhanh nhất hoặc hiệu quả nhất. Loại thuốc phù hợp nhất là thuốc được bác sĩ kê đơn dựa trên từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay, các loại thuốc hạ lipid m.áu được sử dụng trên lâm sàng chủ yếu bao gồm: Statin, thuốc ức chế hấp thu cholesterol, thuốc ức chế axit mật và fibrate.
2.1 Thuốc statin
– Tác dụng: Thuốc statin được coi là loại thuốc cơ bản, quan trọng nhất trong điều trị rối loạn lipid m.áu và cũng là loại thuốc hạ lipid m.áu được sử dụng phổ biến nhất. Các thuốc statin phổ biến bao gồm: torvastatin, rosuvastatin, simvastatin…
– Tác dụng phụ: Thuốc hầu hết được dung nạp tốt. Một số ít có thể gây ra các triệu chứng về đường tiêu hóa, men gan tăng cao và bệnh cơ. Các phản ứng bất lợi nghiêm trọng nhất là các bệnh về cơ, đau hoặc yếu cơ, thường có nước tiểu màu nâu, myoglobin niệu và các enzyme trong cơ tăng đáng kể trong các xét nghiệm. Nếu xuất hiện các triệu chứng này cần ngừng thuốc ngay.
– Chống chỉ định: Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc nhóm statin; người bệnh gan tiến triển, xơ gan, suy gan, bệnh lý đường mật (sỏi, viêm, tắc mật…); phụ nữ đang mang thai; phụ nữ đang cho con bú.
2.2 Thuốc fibrate
– Tác dụng: Loại thuốc này còn gọi là thuốc axit phenoxyaromatic, chủ yếu làm giảm triglycerid huyết tương và tăng cholesterol lipoprotein mật độ cao. Các thuốc nhóm fibrate bao gồm: Gemfibrozil, clofibrate, fenofibrate.
– Tác dụng phụ: Các phản ứng bất lợi thường gặp bao gồm khó tiêu. Thuốc cũng có thể gây tăng men gan và các bệnh về cơ.
– Chống chỉ định: Thuốc có chống chỉ định với người suy thận nặng; rối loạn chức năng gan nặng; trẻ dưới 10 t.uổi.
2.3 Thuốc niacin
– Tác dụng: Loại thuốc này thuộc nhóm vitamin B, được chỉ định cho người tăng triglycerid m.áu.
– Tác dụng phụ: Các phản ứng bất lợi thường gặp bao gồm đỏ bừng mặt, lượng đường trong m.áu cao, axit uric cao, khó chịu ở đường tiêu hóa trên…
– Chống chỉ định: Thuốc có chống chỉ định ở những bệnh nhân mắc bệnh gout.
2.4 Thuốc ức chế axit mật
– Tác dụng: Bao gồm cholestyramin và colestipol, thuốc thúc đẩy axit mật được bài tiết qua phân trong ruột, ngăn chặn sự tái hấp thu cholesterol trong axit mật và làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp trong huyết thanh.
– Tác dụng phụ: Các phản ứng bất lợi thường gặp bao gồm khó chịu ở đường tiêu hóa, táo bón ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số loại thuốc.
– Chống chỉ định: Chống chỉ định cho những người có -lipoprotein m.áu bất thường và chất béo trung tính> 4,52mmol/L.
2.5 Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
– Tác dụng: Ezetimibe có tác dụng ức chế hiệu quả sự hấp thu cholesterol, đồng thời làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp sau khi uống.
– Tác dụng phụ: Các phản ứng bất lợi thường gặp nhất là nhức đầu, buồn nôn, hiếm khi tăng men gan.
2.6 Thuốc khác
– Probucol còn được gọi là probucol, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipoprotein bằng cách thâm nhập vào các hạt lipoprotein và tạo ra tác dụng điều hòa lipid.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu… Phản ứng bất lợi nghiêm trọng nhất là kéo dài khoảng QT, nhưng hiếm gặp nên chống chỉ định ở những bệnh nhân rối loạn nhịp thất hoặc kéo dài khoảng QT.
– Omega 3 làm giảm chất béo trung tính. Các phản ứng phụ ít gặp, bao gồm các triệu chứng về đường tiêu hóa và tăng men gan.
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị rối loạn lipid m.áu
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, việc điều trị bằng thuốc có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tình trạng rối loạn lipid m.áu. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể tái phát nếu không chú ý đến lối sống của mình. Vì vậy, nên khám sức khỏe định kỳ 1 hoặc 2 lần mỗi năm và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa yếu tố nguy cơ.
Khi dùng thuốc cần lưu ý các điểm sau:
– Thuốc statin thường nên uống vào bữa tối hoặc 15 đến 30 phút trước khi đi ngủ. Vì cholesterol chủ yếu được tổng hợp vào ban đêm nên dùng statin vào ban đêm có thể ức chế hoàn toàn quá trình tổng hợp cholesterol và có tác dụng tốt hơn.
– Thuốc fibrate uống trong bữa ăn. Nếu kết hợp với statin để giảm xuất hiện các phản ứng bất lợi, nên dùng vào buổi sáng còn uống statin trước khi đi ngủ.
– Thuốc ezetimibe ức chế hấp thu cholesterol và có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với statin, có thể uống bất cứ lúc nào trong ngày. Những thuốc khác nên được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và tờ thông tin thuốc.
– Chú ý tác dụng phụ của thuốc hạ lipid m.áu, nếu xảy ra phản ứng bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ.
– Ngoài ra, một số bệnh nhân rối loạn lipid thường mắc kèm theo các bệnh mạn tính khác như tăng huyết áp, đái tháo đường… cần chú ý đến các tương tác thuốc. Ví dụ, thuốc ức chế axit mật có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc lợi tiểu thiazide và propranolol. Hiện nay, các loại thuốc hạ huyết áp này phải được dùng một giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng thuốc hạ axit mật. Niacin có thể tăng cường tác dụng giãn mạch của thuốc hạ huyết áp khiến huyết áp giảm, do đó cần điều chỉnh liều lượng thuốc hạ huyết áp…