(Dân trí) – Viêm amiđan là một trong những bệnh hay gặp trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là ở t.rẻ e.m. Các bà mẹ thường sốt ruột, cứ thấy con viêm là lạm dụng kháng sinh, rất nguy hiểm.
TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, trước thói quen của nhiều bà mẹ: cứ thấy bé sưng amiđan là “nã” kháng sinh cho con.
Theo TS Định, viêm amiđan có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó, hai nguyên nhân phổ biến là viêm amiđan do virus và do vi khuẩn (như vi khuẩn liên cầu, tụ cầu…). Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi như sự thay đổi thời tiết đột ngột thi ăn đồ lạnh, môi trường bụi bặm… cũng là những tác nhân gây nên tình trạng này. Và với mỗi nguyên nhân gây viêm khác nhau đều phải có cách điều trị riêng, không thể áp dụng chung.trong một đơn thuốc cho mỗi lần viêm amiđan.
Bị viêm amiđan, đa phần người bệnh đều có các biểu hiện như: Mệt mỏi, kém ăn, sốt cao tới 39-40oC, đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau, ho, có khi ho từng cơn. Đặc biệt ở t.rẻ e.m thường thở khò khè, ngáy to. Trong một số trường hợp, người bệnh có hơi thở rất hôi. Người bệnh không thể tự phân biệt mình viêm amiđan do virus hay vi khuẩn nếu chỉ dựa trên những triệu chứng này.
“Bác sĩ khám bệnh, nếu thấy hai viên amiđan sưng nhưng chỉ đỏ rực bề mặt thì phần lớn là viêm amiđan virus. Còn nếu thấy ngoài dấu hiệu sưng, đỏ rực lại thêm những chấm mủ trắng trên amiđan thì bệnh nhân được xác định viêm amiđan do vi khuẩn, buộc phải điều trị bằng kháng sinh để phòng bội nhiễm…”, BS Định nói.
Cụ thể, với những trường hợp viêm amiđan do vi rút, thường chỉ sau 4-5 ngày là bệnh tự khỏi mà không phải dùng thuốc kháng sinh. Bác sĩ chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt, giảm ho theo cân nặng, từ 4-6 tiếng một lần khi sốt cao 39oC trở lên. Người bệnh cần xúc miệng thường xuyên bằng nước xúc miệng diệt khuẩn, nâng cao thể trạng bằng dinh dưỡng hợp lý… bệnh sẽ lui nhanh chóng.
Nhưng với những trường hợp viêm amiđan do vi khuẩn, ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, giảm ho, súc miệng… thì bắt buộc phải uống kháng sinh theo chỉ dẫn để phòng biến chứng như áp xe tại chỗ, gây viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản…
Vì thế, khi có dấu hiệu viêm amiđan, người bệnh nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị đúng theo chỉ định của thầy thuốc, tránh lạm dụng kháng sinh khi không cần thiết.
Để phòng viêm amiđan, mọi người cần hạn chế ăn đồ lạnh. Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối pha loãng, đặc biệt trong các đợt dịch cúm, sốt xuất huyết… Tránh hút thuốc, tiếp xúc với khói t.huốc l.á, nhất là phụ nữ có thai và t.rẻ e.m. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C để nâng cao sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.
Hồng Hải