Kiểm soát huyết áp giúp cải thiện các bệnh lý tim mạch

Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, suy tim… có thể gây t.ử v.ong hoặc tàn phế suốt đời.

Kiểm soát tốt huyết áp, giúp phòng và cải thiện các bệnh lý về tim mạch.

Huyết áp là áp lực của dòng m.áu lên thành mạch. Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Tim mạch châu Âu và Hội Tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg. Tăng huyết áp là bệnh diễn biến thầm lặng qua nhiều năm tháng, đa phần được phát hiện tình cờ hoặc chỉ khi bệnh nhân có biến chứng mới được phát hiện. Tăng huyết áp nếu không được điều trị và kiểm soát đúng cách sẽ để lại những biến chứng nhồi m.áu não, nhồi m.áu tim, xơ vữa động mạch vành, suy tim…

kiem soat huyet ap giup cai thien cac benh ly tim mach 365 7149706

Theo dõi các chỉ số huyết áp của bản thân để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Khi bị huyết áp cao đồng nghĩa với tăng áp lực của mạch m.áu lên thành động mạch, điều này khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể thắng được sức cản trong lòng mạch. Để đáp ứng được điều này, cơ tim phải phát triển dày lên, cấu trúc tim bị thay đổi. Những thay đổi bất thường này xuất hiện trong buồng bơm chính cả tim trái gây nên dày thất trái, hở can lá. Lúc này bệnh nhân xuất hiện các triệu chúng đau tức khó chịu bên ngực trái, nặng vùng ngực hoặc mệt mõi khi hoạt dộng gắng sức. Khi cấu trúc của tim bị thay đổi, thành mạch dày lên kéo theo sự giảm tính đàn hồi của thành m.áu, đồng thời tăng khả năng tích tuh các cholesterol tại động mạch vành. Tất cả các yếu tố này gây nên sự rối loạn chức năng tim và rối loạn hệ thống dẫn truyền dẫn tim dẫn đến sự xuất hiện thường xuyên của các cơn đau tim, nguy cơ lạn nhịp tim, nhồi m.áu cơ tim và suy tim. Tất cả quá trình trên minh chứng tăng huyết áp và bệnh tim mạch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì thế việc kiểm soát huyết áp tốt giúp cải thiện các vấn đề về tim mạch.

Bác sĩ Hồ Thanh Đảm, Trưởng Khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Tăng huyết áp có nguyên nhân từ các hành vi nguy cơ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, hút thuốc và lạm dụng rượu bia… Để phòng ngừa tăng huyết áp, bản thân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao t.uổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to cũng có nhiều nguy cơ mắc huyết áp. Chính vì thế cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Bên cạnh, cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, tăng cường chất xơ có trong rau, trái cây, các loại đậu… có tác dụng chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp. Càng ăn ít muối càng tốt.

Tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Không hút thuốc, hạn chế rượu bia là biện pháp hữu hiệu đẻ phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, thực hiện thói quen ngủ đủ giấc. Tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ”.

Hãy chủ động kiểm tra huyết áp của bản thân và ghi nhớ số đo huyết áp của mình để phòng bệnh tăng huyết áp. Đối với những người mắc huyết áp nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà, ít nhất mỗi ngày 1 lần và ghi vào sổ theo dõi huyết áp để giúp nhân viên y tế theo dõi sức khỏe và đ.ánh giá kết quả điều trị.

Uống rượu có ảnh hưởng đến huyết áp không?

Càng uống nhiều rượu, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao.

Huyết áp cao là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến rượu. Nhiều người không nhận ra điều đó. Uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến các cơ trong mạch m.áu của bạn. Điều này có thể khiến chúng trở nên hẹp hơn.

Càng uống nhiều rượu, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Nếu uống rượu thường xuyên thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt nếu bạn trên 35 t.uổi. Một ly mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ.

Khi mạch m.áu của bạn hẹp hơn, tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy m.áu đi khắp cơ thể. Điều này làm cho huyết áp của bạn tăng lên.

uong ruou co anh huong den huyet ap khong 174 7039261
Càng uống nhiều rượu, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp càng cao. Ảnh: Pexels

Huyết áp cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, bệnh thận mãn tính, chứng sa sút trí tuệ mạch m.áu – do không đủ m.áu lên não.

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp đến mức không tốt cho sức khỏe. Uống nhiều hơn 3 ly một lúc sẽ tạm thời làm tăng huyết áp. Uống rượu say nhiều lần có thể dẫn đến tăng huyết áp lâu dài.

Để hiểu bao nhiêu rượu là quá nhiều, có thể hữu ích nếu biết các định nghĩa về uống rượu quá mức:

– Uống rượu say được định nghĩa là 4 ly trở lên trong vòng hai giờ đối với phụ nữ và 5 ly trở lên trong vòng hai giờ đối với nam giới.

– Uống vừa phải là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 ly đối với nam giới.

– Sử dụng rượu nặng được định nghĩa là hơn 3 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 4 ly đối với nam giới.

Những người nghiện rượu nặng giảm uống rượu xuống ở mức vừa phải có thể hạ chỉ số huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) khoảng 5,5 mm thủy ngân (mm Hg) và chỉ số huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) khoảng 4 mm Hg.

Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy tránh uống rượu hoặc chỉ uống rượu ở mức độ vừa phải. Đối với người lớn khỏe mạnh, điều đó có nghĩa là tối đa 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.

Hãy nhớ rằng rượu có chứa calo và có thể gây tăng cân. Tăng cân là một yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp. Rượu có thể tương tác với một số loại thuốc huyết áp. Nó có thể ảnh hưởng đến mức độ thuốc trong cơ thể hoặc làm tăng tác dụng phụ, theo Mayo Clinic.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *