Bệnh dại nếu không được điều trị trước khi các triệu chứng xuất hiện, virus sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương và gây t.ử v.ong.
Chó dại sẽ tỏ ra hung dữ, căng thẳng hoặc nhút nhát và lo lắng hơn bình thường. Ảnh: Doggos.ca.
Thông thường, bệnh dại lây lan qua vết cắn sâu hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh. Virus dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chẳng hạn như qua vết cắt trên da hoặc màng nhầy như mắt, mũi hoặc miệng, theo WebMD.
Khi một người bị động vật bị dại cắn, virus sẽ lây lan qua dây thần kinh đến não trong một khoảng thời gian, tùy vào vị trí vết cắn (gần hay xa não).
Giai đoạn tiến triển bệnh dại ở người
WebMD nêu ra một số giai đoạn mà người tiếp xúc với virus bệnh dại sẽ trải qua, bao gồm thời kỳ ủ bệnh, khởi phát, nhiễm bệnh và thời kỳ hôn mê.
Ủ bệnh: Là giai đoạn đầu tiên sau khi tiếp xúc với virus dại. Virus có thể tồn tại vài ngày đến vài tuần trong cơ thể bạn trước khi di chuyển đến hệ thần kinh. Giai đoạn này bạn sẽ không xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào.
Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này bắt đầu khi virus dại (RABV) xâm nhập vào hệ thần kinh. Chúng di chuyển qua các tế bào thần kinh vào não và tủy sống và làm tổn thương lên dây thần kinh.
Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của con người sẽ cố gắng chống lại virus, gây ra các triệu chứng giống cúm, bao gồm buồn nôn, sốt, đau đầu và nôn mửa. Giai đoạn này kéo dài từ 2 đến10 ngày.
Giai đoạn nhiễm bệnh: Giai đoạn này xảy ra khi virus dại bắt đầu gây tổn thương não, tủy sống và gây ra hai loại bệnh dại phổ biến:
Bệnh dại dữ dội: Những người mắc bệnh dại dữ dội sẽ có các triệu chứng như hung hăng, co giật và mê sảng. Bệnh dại dữ dội kéo dài từ vài ngày đến một tuần.
Bệnh dại bại liệt: Những người bị bệnh dại liệt sẽ bị yếu và tê liệt di chuyển từ vết cắn đến phần còn lại của cơ thể. Bệnh dại liệt có thể kéo dài đến một tháng.
Hôn mê: Hôn mê là giai đoạn cuối của bệnh dại và dẫn đến t.ử v.ong.
Một khi bệnh dại đã qua giai đoạn ủ bệnh thì hầu như không thể điều trị được. Vì vậy, nếu bạn cho rằng mình đã tiếp xúc với động vật mắc bệnh dại, bạn cần đến cơ sở y tế để được tiêm vaccine hoặc huyết thanh và chăm sóc và điều trị.
Điều xảy ra với động vật dại
Trang Healthline liệt kê một số triệu chứng đầu tiên của bệnh dại có thể xuất hiện từ vài ngày đến một năm sau khi một động vật tiếp xúc với nguồn virus dại.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh dại ở động vật, rõ nhất ở chó, thường bao gồm những thay đổi về hành vi. Con chó có thể tỏ ra hung dữ, căng thẳng hoặc nhút nhát và lo lắng hơn bình thường. Khi bệnh dại tiến triển, chó trở nên quá mẫn cảm với ánh sáng và âm thanh. Chúng cũng có thể bị co giật và trở nên cực kỳ hung dữ.
Ở giai đoạn cuối của bệnh dại, con chó bị tê liệt các dây thần kinh điều khiển đầu và cổ họng. Chó dại sẽ tăng tiết nước bọt và mất khả năng nuốt. Khi tình trạng tê liệt tiến triển, chó dại sẽ bị suy hô hấp và c.hết.
Vậy nên, chó mắc bệnh dại không c.hết vì cắn người. Chó bị nhiễm bệnh dại sẽ c.hết dù chúng có cắn người hay không.
Long An: Ca bệnh dại tăng cao, 6.500 chó mèo được tiêm vaccine miễn phí
Năm 2023, người dân cả nước đã chi hơn 600 tỷ đồng để tiêm phòng dại trên người. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2024, Long An đã ghi nhận 2 trường hợp t.ử v.ong và 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dại.
Sáng 20/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, Ủy ban Nhân dân huyện Đức Huệ và Trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã phối hợp tổ chức chương trình “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” lần thứ tư năm 2024.
Bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An cho biết, 3 tháng đầu năm 2024 tình hình bệnh dại tại Long An rất phức tạp và căng thẳng. Theo đó, tỉnh đã phát hiện 6 trường hợp chó mèo mắc bệnh dại (tại 3 huyện Đức Hòa, Tân Hưng và Đức Huệ).
Đặc biệt, tỉnh đã ghi nhận 2 ca t.ử v.ong vì bệnh dại tại huyện Tân Hưng và 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dại hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM ngày 1/3/2024. Bên cạnh đó, ngày 12/4, Long An tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch dại trên động vật tại huyện Đức Huệ.
Người dân hào hứng đưa chó, mèo đi tiêm vaccine ngừa dại tại Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đức Huệ. Ảnh: Phạm Thương
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng hơn 79.000 liều, đạt 75% tổng đàn. Tuy nhiên, bệnh dại trên người và động vật chưa có dấu hiệu giảm.
Theo ông Phan Quang Minh, Phó chi cục trưởng Cục Thú y cho hay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh dại chưa có dấu hiệu giảm. Theo đó, có thể kể tới một số nguyên nhân như ý thức chủ quan người dân khi cho rằng chó, mèo nhà thì không bệnh dại; người dân chủ quan đối với bệnh dại; tỷ lệ tiêm phòng nhiều năm mặc dù có tỷ lệ khá cao nhưng công tác thống kê đàn chưa đúng với thực tế; đàn tiêm bị sót; tiêm không kịp thời…
Trong 7 ngày huyện Đức Huệ sẽ tiêm 6.500 mũi vaccine phòng bệnh dại cho chó mèo trên địa bàn. Ảnh: Phạm Thương
Năm 2023, cả nước có gần 500.000 người phải tiêm vaccine phòng bệnh dại. Như vậy, mỗi năm người dân phải bỏ ra khoảng 600 tỷ đồng để tiêm phòng dại.
Để đẩy lùi bệnh dại, chương trình “Tiêm phòng dại vì cộng đồng” diễn ra từ ngày 20/4/2024 đến ngày 27/4/2024 dự kiến sẽ tiêm phòng miễn phí cho 6.500 con chó và mèo tại huyện Đức Huệ. Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức người dân đối với bệnh dại sẽ tăng cường công tác truyền thông, cấp phát 4.000 tài liệu tuyên truyền bệnh dại cho hộ nuôi chó mèo; trồng cây dọc các tuyến đường, truyền thông cho các em học sinh tại các trường THCS trên địa bàn huyện…