Táo bón gây bất tiện, khó chịu và làm giảm niềm vui khi đi du lịch. Tuy nhiên, có một số cách có thể ngăn ngừa và giảm táo bón…
1. Vì sao khi đi du lịch hay mắc táo bón?
Táo bón trong kỳ nghỉ có thể xảy ra là do:
– Thay đổi môi trường, thói quen sinh hoạt, lịch trình di chuyển dày đặc, đi ô tô đường dài hoặc ngồi trên máy bay nhiều giờ, nhà vệ sinh không thoải mái…
– Chế độ ăn uống khác với ở nhà.
– Uống quá ít nước.
Triệu chứng táo bón khi đi du lịch thường là: Đi ngoài ít hơn ba lần/tuần, gặp khó khăn hoặc đau đớn khi đi ngoài, đi ngoài phân khô, cứng, vón cục; phải rặn khi đi ngoài; cảm giác vẫn chưa đi ngoài hết.
Nhiều người bị táo bón khi đi du lịch.
2. Ứng phó thế nào với táo bón khi khi du lịch
2.1. Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ là biện pháp đầu tiên và hiệu quả trong dự phòng và điều trị táo bón. Chất xơ giúp thúc đẩy quá tình tiêu hóa, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
Chất xơ có nhiều trong các thực phẩm: Đậu nành, đậu ngự, rau, trái cây, hạt ngũ cốc chưa xay… Ngoài ra có thể sử dụng các chất bổ sung chất xơ có chứa pectin và psyllium để giúp trị táo bón. Những chất này làm tăng lượng nước và khối lượng phân, nhờ đó phân dễ dàng di chuyển qua đường ruột hơn.
Nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị táo bón nào để tránh các tương tác với các thuốc đang dùng hoặc tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
2.2. Thuốc nhuận tràn g
Có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng như senokot, correctol, bisacodyl, sữa magnesia, lactulose, miralax, colace, glycerin… Các thuốc này có tác dụng kích thích niêm mạc ruột đẩy phân ra ngoài, làm mềm phân, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn.
Ngoài ra có thể dùng một số thuốc nhuận tràng kê đơn cho các trường hợp táo bón mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích. Các thuốc bao gồm: Enulose, linzess, amitiza, trulance…
Lưu ý: Nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị táo bón nào để tránh các tương tác với các thuốc đang dùng hoặc tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Có thể bổ sung men vi sinh hoặc ăn sữa chua. Tốt nhất nên sử dụng men vi sinh ít nhất vài ngày trước chuyến đi và trong suốt thời gian du lịch.
Nên uống nhiều nước trong khi di chuyển và suốt chuyến đi.
3. Làm thế nào ngăn ngừa táo bón?
Để ngăn ngừa táo bón khi đi du lịch, nên thực hiện:
– Thường xuyên vận động khi đang di chuyển:Không vận động đủ có thể dẫn đến táo bón. Do đó, nên thay đổi tư thế nằm, ngồi, duỗi chân thoải mái… khi đang di chuyển trên ô tô, tàu hỏa, máy bay.
– Uống nhiều nước:Uống nhiều nước hơn bình thường. Có thể uống từng ngụm nhỏ trong suốt quãng đường đi và suốt kỳ nghỉ.
– Giữ thói quen ăn ngủ, ngủ đủ giấc.
– Thưởng thức và nếm thử các món ngon địa phương nhưng không quên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, bột yến mạch, đậu lăng…
– Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, vì có thể l.àm t.ình trạng táo bón nặng hơn.
– Đi bộ càng nhiều càng tốt.
– Không nên nhịn đi ngoài.
Trong khi đi du lịch, nếu táo bón kèm với các triệu chứng đầy hơi, phân có m.áu hoặc c.hảy m.áu từ trực tràng, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng… cần đi khám để được kịp thời xử trí, bởi đây có thể là một dấu hiệu của bệnh lý khác gây nguy hiểm cho người bệnh.
T.rẻ e.m có bị rối loạn t.iền đình không?
Nhiều người cho rằng rối loạn t.iền đình là bệnh chỉ gặp ở người lớn. Tuy vậy, t.rẻ e.m cũng rất dễ mắc phải hội chứng này và nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con bị rối loạn t.iền đình.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn t.iền đình do đâu?
Rối loạn t.iền đình ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó do trẻ bị viêm tai mãn tính, viêm màng não hay bị chấn thương ở đầu. Bên cạnh đó, nếu người mẹ hay uống rượu, bia, hút t.huốc l.á trong giai đoạn thai kỳ thì cũng có thể khiến trẻ bị bệnh từ khi còn trong bào thai.
Thường thì rối loạn t.iền đình ở trẻ khó nhận biết hơn ở người lớn bởi các em còn quá nhỏ, nên chưa thể nhận thức và mô tả về vấn đề mà mình đang mắc phải. Do đó, cha mẹ cần để ý đến trẻ nhiều hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có nguyên nhân về áp lực học tập. Đây là một thực tế đang diễn ra hiện nay. Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn con mình có được kết quả tốt trong học tập nhưng chính áp lực từ gia đình, nhà trường đã vô tình gây cho trẻ sự căng thẳng và sợ hãi. Vì thế, khi thấy trẻ mắt lờ đờ, chóng mặt, người hay xây xẩm, buồn nôn… là lúc trẻ đang bị rối loạn t.iền đình tấn công.
T.rẻ e.m bị rối loạn t.iền đình thì triệu chứng thường sẽ xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ảnh minh họa.
Biểu hiện rối loạn t.iền đình ở t.rẻ e.m
Trẻ bị rối loạn t.iền đình thì các triệu chứng thường sẽ xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Theo đó những dấu hiệu bệnh đặc trưng bao gồm:
Cảm thấy đau đầu, choáng váng thường xuyên.
Không tập trung, trẻ mau quên, học hành chậm chạp, yếu kém.
Hay hồi hộp, đ.ánh trống ngực.
Nhịp tim, nhịp thở nhanh nên khó chạy hay làm các việc nặng.
Chóng mặt kèm theo hoa mắt nên rất khó giữ thăng bằng.
Đứng lên ngồi xuống khó khăn, chậm chạp và cảm thấy choáng váng, nhất là khi xoay người.
Không làm chủ được tư thế.
Tay chân hay bị tê, run rẩy.
Nôn và cảm thấy buồn nôn.
Huyết áp cao hoặc thấp.
Có thể ngất xỉu.
Thị lực giảm dù đi đo thị lực thì mắt vẫn bình thường.
Ù tai.
Dễ say xe.
Không thích các bộ môn mạo hiểm, thậm chí là chơi xích đu.
Khó khăn khi leo cầu thang.
Không xác định phương hướng trong bóng tối, dễ khóc khi gặp bóng tối.
Khả năng học tập giảm sút đột ngột.
Trong đó cảm giác chóng mặt đau đầu và khó giữ thăng bằng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ đang gặp các vấn đề về sức khỏe. Các triệu chứng này có thể diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, đặc biệt khi trẻ gặp áp lực hay vận động mạnh.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn t.iền đình ở trẻ. Ảnh minh họa.
Cần làm gì khi trẻ bị rối loạn t.iền đình?
Trẻ mắc rối loạn t.iền đình sẽ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ mỗi ngày. Vì vậy, nếu thấy trẻ có các biểu hiện mắc bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Trường hợp thấy trẻ có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, cha mẹ hãy để trẻ nằm nghỉ trong không gian yên tĩnh. Cho trẻ nằm ở tư thế thích hợp như nghiêng, ngửa, không nên nằm sấp.
Nếu trẻ buồn nôn, hãy kích thích giúp con nôn ra hết nhưng sau đó, cha mẹ nên cho trẻ uống 1 cốc sữa nóng. Điều này nhằm bù lại nước và chất điện giải đã mất.
Ngoài ra, cần cho trẻ chế độ ăn hợp lý, bổ sung dưỡng chất, tăng cường vitamin nhóm A, nhóm B, Omega 3, canxi… cùng các khoáng chất cần thiết khác. Tăng cường rau xanh và các loại trái cây giúp bổ sung chất xơ cần thiết. Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp giảm nhanh những cơn đau đầu khó chịu. Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ, sữa dinh dưỡng. Tránh xa những món ăn khô cứng, món ăn cay nóng nhiều dầu mỡ hay các món ăn nêm nếm quá nhiều gia vị.
Hàng ngày cần khuyến khích trẻ tập những bài tập trị liệu chuyên về phục hồi chức năng t.iền đình. Không nên cho trẻ tham gia những trò chơi cảm giác mạnh như tàu lượn, trượt, xích đu…