Sau 2 tiếng được phẫu thuật cấp cứu, bệnh nhân đã hồi phục ngay trên bàn phẫu thuật và có thể đứng, ngồi vào ngày hôm sau.
Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba và để lại nhiều di chứng gây nên tàn tật. Ảnh:
Bệnh viện thành phố Thủ Đức, TP.HCM, thông tin đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (46 tuổi) nhập viện trong tình trạng yếu nhẹ nửa tay chân bên trái, kèm nói đớ vào ngày 11/2.
Tình trạng yếu của bệnh nhân ổn định đến chiều cùng ngày thì đột ngột yếu hoàn toàn tay chân nửa người bên trái, không nói chuyện được. Các bác sĩ khoa Nội thần kinh đã nhanh chóng phát hiện và cấp cứu kịp thời bằng phương pháp lấy huyết khối tắc mạch máu não. Đồng thời, bệnh nhân được nong và đặt stent cấp cứu thành mạch máu não bị bóc tách.
Sau 2 tiếng được phẫu thuật cấp cứu, bệnh nhân đã hồi phục ngay trên bàn phẫu thuật và có thể đứng, ngồi vào ngày hôm sau.
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Nguyễn Khánh, Phó trưởng khoa Nội thần kinh, cho biết người dân có các biểu hiện của đột quỵ, ngay cả khi là biểu hiện nhẹ, cũng nên đi khám để bác sĩ thăm khám, theo dõi, tiến hành can thiệp kịp thời để tránh trường hợp nguy kịch hoặc không kịp cấp cứu trong thời gian vàng.
Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ ba và để lại nhiều di chứng gây nên tàn tật, ảnh hưởng đến người bệnh nói cũng như chất lượng cuộc sống của người thân. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng trẻ hóa. Nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nhưng nguyên nhân gây đột quỵ não thường xuất phát từ huyết áp cao, bệnh tim (nhịp tim), bệnh tiểu đường, thừa cân béo phì, hút thuốc lá… và di truyền.
Bệnh nhân đột quỵ thường xuất hiện đột ngột các triệu chứng như méo miệng; yếu liệt tay chân đặc biệt yếu, liệt một bên; nói năng (giọng nói) bất thường, không thành câu đơn giản hoàn chỉnh; đau đầu; chóng mặt… Khi đó, chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ.
Sự cô đơn ảnh hưởng đến tim và nguy cơ đột quỵ gây tử vong như thế nào?
Sự cô đơn ảnh hưởng đến tim và nguy cơ đột quỵ gây tử vong như thế nào?