GĐXH – Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó, giảm tinh bột, tăng cường các nhóm đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất…
Người mắc tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết?
GĐXH – Thực tế là một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế.
Tiểu đường là một bệnh khá phổ biến, đây là một trong những bệnh lý không lây nhiễm nhưng lại khá nguy hiểm. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng tại thận, tim mạch và thần kinh. Vì vậy, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường để tránh biến chứng xảy ra là vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia y tế, kiểm soát bệnh tiểu đường đồng nghĩa với việc duy trì chỉ số đường máu ổn định. Trong đó chế độ ăn uống đóng góp một vai trờ quan trọng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường cần phải hạn chế tinh bột trong bữa ăn. Trong đó, cơm trắng được xếp vào loại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn.
Ảnh minh họa
Nhiều bệnh nhân kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột, tuy nhiên đây là một lựa chọn sai lầm. Thay vì ăn cơm trắng, người bệnh có thể thay thế bằng các thực phẩm giàu tinh bột như gạo lứt, yến mạch… Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, trong đó, giảm tinh bột, tăng cường các nhóm đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất… Người bình thường có thể ăn 60% là lượng bột đường, 40% còn lại là các chất khác. Nhưng người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 50% hoặc tối đa 55% chất bột đường.
5 thực phẩm chứa carb làm tăng đường huyết, người bị tiểu đường cần hạn chế
Bánh mì trắng
Do chỉ số đường huyết GI (đo mức độ nhanh chóng của thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu) của bánh mì trắng cao, khoảng 71. Do đó, một lát bánh mì trắng đóng góp một lượng đáng kể glucose vào máu. Ngay sau khi được tiêu hóa, loại carb này có thể làm tăng đường huyết rất nhanh.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường không cần phải loại bỏ bánh mì trắng ra khỏi chế độ ăn uống. Bạn nên kết hợp ăn với chất xơ, chất béo lành mạnh như chất béo có trong quả bơ nhằm làm chậm tốc độ tăng đường huyết.
Người bị tiểu đường có thể thay gạo trắng bằng gạo lứt, yến mạch. Ảnh minh họa
Gạo trắng
Không phải tất cả các loại gạo đều ảnh hưởng xấu đến đường huyết nhưng ăn quá nhiều gạo trắng có thể khiến người bệnh tiểu đường tăng cao lượng đường trong máu. Quá trình xay xát gạo trắng làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có lợi trong hạt gạo như chất xơ. Bạn cũng có thể thử chuyển sang dùng gạo lứt hoặc ngũ cốc nguyên hạt vì chúng là carb phức hợp, có lợi hơn cho người bệnh tiểu đường.
Mì ống
Các loại tinh bột đã qua tinh chế như mì ống chứa ít hoặc không chứa chất xơ có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Bạn có thể chế biến món mì ống bổ dưỡng hơn bằng cách thêm rau hoặc đậu để có lượng chất xơ ngang với carb.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên giàu carb nên có thể làm thay đổi đường huyết. Một cốc khoai tây có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như uống một lon nước ngọt. Khi khoai tây được luộc chín, chiên giòn và phủ đầy muối, tác hại có thể nhiều hơn.
Các loại bánh ngọt
Loại bánh ngọt chứa nhiều đường này có thể ảnh hưởng xấu nếu bạn có lượng đường trong máu cao. Món ngọt này chứa nhiều carb đơn giản sẽ tiêu hóa nhanh và làm thay đổi mức đường huyết. Để giúp điều chỉnh sự hấp thụ carb, bạn có thể dùng bơ đậu phộng vì chỉ số GI thấp, lại có chất béo, chất đạm và chất xơ lành mạnh hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
4 kiểu ăn cà chua gây dễ dẫn đến ngộ độc, thậm chí gây ung thư, nhiều người đang mắc phải mà không biết
GĐXH – Cà chua luôn được xếp vào danh sách những thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách nó có thể gây hại, thậm chí âm thầm gây bệnh ung thư.