“Thần dược” chiến thắng ung thư ở chính bệnh nhân

Những tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư đã mang lại thêm nhiều hi vọng tích cực cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những phương pháp điều trị tiên tiến, một trong những nhân tố quan trọng nhất liên quan đến việc điều trị lại xuất phát từ chính bệnh nhân.

Ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, bác sỹ điều trị ung thư đã có thể thấy được tinh thần của bệnh nhân. Nếu người bệnh đến với một thái độ lạc quan, , quá trình điều trị sẽ thuận lợi hơn. Ngược lại, người bệnh có tâm trạng ủ rũ, chưa điều trị đã muốn bỏ cuộc thì bác sỹ dự đoán được quá trình điều trị cho bệnh nhân sẽ khó khăn hơn. Trách nhiệm của bác sỹ là cần tư vấn giúp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vực dậy tinh thần trước khi chiến đấu với căn bệnh nan y.

"Thần dược" chiến thắng ung thư ở chính bệnh nhân - Ảnh 1.

Bác sĩ Ang Peng Tiam, Giám đốc y khoa, Trung tâm Ung thư Parkway Singapore

Bác sĩ Ang Peng Tiam là một trong những bác sĩ chuyên khoa ung thư đầu tiên tại Singapore, đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành, từng điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư và đã tổng kết những trải nghiệm của mình trong 03 cuốn sách truyền hi vọng cho bệnh nhân ung thư. Qua nhiều năm kinh nghiệm tiếp xúc và tư vấn cho các bệnh nhân với nhiều loại ung thư ở các giai đoạn khác nhau, bác sỹ Ang Peng Tiam cho rằng tâm lý bệnh nhân là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của quá trình điều trị bệnh ung thư.

Có những trường hợp một số bệnh nhân ung thư đã đạt tiến triển rất tốt sau một thời gian điều trị, các xét nghiệm cho thấy các chỉ số đã trở về gần như bình thường. Tuy nhiên, chỉ sau một vài tháng quay lại tái khám, bệnh ung thư lại quay trở lại. Khi bệnh nhân ung thư bị căng thẳng và tác động bởi các nhân tố bi quan, hệ miễn dịch bị yếu đi và ung thư có nguy cơ cao quay trở lại.

"Thần dược" chiến thắng ung thư ở chính bệnh nhân - Ảnh 2.

Người bệnh có thái độ lạc quan, suy nghĩ tích cực, quá trình điều trị ung thư sẽ thuận lợi hơn. Ảnh minh họa.

Không chỉ có vậy, thái độ và cách thức đối diện với bệnh ung thư cũng liên quan chặt chẽ tới khả năng điều trị. Nhiều trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn 4, được chẩn đoán không còn sống được bao lâu lại được chữa khỏi và chiến thắng căn bệnh này. Nhưng có bệnh nhân chớm bị ung thư ở giai đoạn 1 lại có tiến triển xấu rất nhanh. Đó là vì bệnh nhân ở giai đoạn 4 có thái độ nghiêm túc với việc điều trị bệnh của mình, còn bệnh nhân ở giai đoạn 1 do chủ quan, nghĩ là không sao, không chịu đi thăm khám định kỳ nên bệnh tiến triển nhanh. Điều này áp dụng cho cả bệnh nhân và bác sỹ. Nếu bác sỹ quá tự tin và chủ quan trong điều trị cho bệnh nhân thì hậu quả cũng rất khó lường, cho dù là bệnh nhân ở giai đoạn nào. Bc sỹ Ang Peng Tiam đưa ra lời khuyên cho các bác sỹ: “Xin hãy dành sự tôn trọng tối đa cho bệnh ung thư. Đừng bao giờ đánh giá thấp sự khó khăn của căn bệnh này. Hãy điều trị bệnh ung thư với thái độ đúng đắn. Nếu bạn điều trị đúng đắn, bạn có thể đạt được kết quả điều trị tốt nhất“.

Ngay cả với những bệnh ung thư được cho là “không thể chữa khỏi”, cả bệnh nhân và bác sỹ cũng không nên có thái độ bỏ cuộc khi chưa hề cố gắng. Bác sỹ Ang Peng Tiam chia sẻ về ba bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở giai đoạn di căn được cho là không thể chữa khỏi mà ông từng điều trị. Các bệnh nhân này cuối cùng đều chiến thắng bệnh ung thư. Bác sỹ thấy ở cả ba bệnh nhân này có nhiều điểm chung.

"Thần dược" chiến thắng ung thư ở chính bệnh nhân - Ảnh 3.

Thứ nhất, các bệnh nhân đều giữ vững tinh thần không bao giờ bỏ cuộc. Họ đều có thái độ tích cực và tin tưởng việc điều trị. Có bệnh nhân còn hài hước nói với bác sỹ rằng bà muốn được tiếp tục sống để chồng bà không có cơ hội… cưới vợ hai. Thứ hai, cả ba đều học cách “buông bỏ” và duy trì cách sống thoải mái, thoát khỏi căng thẳng. Họ đều cho rằng họ bị tái lại bệnh ung thư là do làm việc quá nhiều và bị stress. Thứ ba, họ đều được gia đình và bạn bè hỗ trợ và giúp đỡ trong quá trình điều trị. Các cuộc thăm khám của họ đều có người thân đi cùng, họ có chỗ dựa vững chắc về tinh thần. Cuối cùng, cả ba bệnh nhân trên đều có niềm tin và tham gia những hoạt động thiện nguyện… Những ví dụ này cho các bác sỹ thấy không nên bao giờ bỏ cuộc với tất cả các bệnh nhân.

Đến nay, chưa có đủ số liệu hay bằng chứng cụ thể về yếu tố tâm lý trong điều trị bệnh ung thư. Nhưng những ví dụ thực tế ở hàng nghìn bệnh nhân ung thư cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tâm lý bệnh nhân với khả năng điều trị tích cực căn bệnh nan y này. Do đó, khi bị chẩn đoán bị bệnh ung thư, cả bệnh nhân, người nhà và bác sỹ đều cần có thái độ tích cực, chuẩn bị tâm lý thoải mái để đối diện và đồng hành trong quá trình điều trị.

4 16756540304661600117663

Bác sĩ Ang Peng Tiam – Giám đốc trung tâm ung thư Parkway sẽ có buổi tư vấn trực tiếp dành cho bệnh nhân gặp các vấn đề liên quan tới ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đường tiêu hóa, ung thư sinh dục, ung thư hạch ác tính vào thứ Sáu, ngày 10/02/2023.

Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký tham dự, xin liên hệ:

VPĐD y tế Parkway Hospitals Singapore tại Hà Nội

Tầng 5, số 110 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855 hoặc 084 308 3637

Email: hanoi@canhope.org / info@parkway.com.vn

FP: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi

Link đăng ký tư vấn với bác sĩ: https://bit.ly/3HlhfXa

PV

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *