Người mắc tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết?

GĐXH – Thực tế là một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế.

4 kiểu ăn cà chua gây dễ dẫn đến ngộ độc, thậm chí gây ung thư, nhiều người đang mắc phải mà không biết4 kiểu ăn cà chua gây dễ dẫn đến ngộ độc, thậm chí gây ung thư, nhiều người đang mắc phải mà không biết

GĐXH – Cà chua luôn được xếp vào danh sách những thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách nó có thể gây hại, thậm chí âm thầm gây bệnh ung thư.

Trái cây là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người bị tiểu đường cho rằng chỉ được ăn những loại hoa quả nhất định. Tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Về giá trị dinh dưỡng, trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực tế một bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế.

Với người bị đái tháo đường, khi ăn trái cây cần dựa trên trên chỉ số đường huyết của chúng. Nhiều loại quả ngọt nhưng chỉ số đường huyết thấp, tức là ngọt do hàm lượng đường fructose cao, không phải đường glucose.

Người mắc tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Người bị tiểu đường ăn trái cây lúc nào tốt nhất

Thời gian ăn trái cây rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường, hoặc thậm chí cả đối với người bình thường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mọi người nên ăn hoa quả xen kẽ các bữa ăn chính (tức là các bữa phụ sáng và chiều). Ngoài ra bạn cần lưu ý là không nên ăn quá nhiều trái cây trước giờ ngủ, tốt nhất là cách giờ lên giường ít nhất khoảng 2 tiếng.

Ngoài ra, những người bị đái tháo đường cần lưu ý nên ăn đa dạng, không ăn nhiều một loại trái cây nhất định; hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp; ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính; Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.

8 loại quả tốt cho người tiểu đường, nên ăn để tăng đề kháng

Quả ớt chuông

Đối với người bệnh tiểu đường, loại ớt này đặc biệt có lợi vì không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết mà còn giảm nguy cơ các biến chứng sức khỏe có liên quan tới bệnh. Làm giảm nguy cơ tăng đường huyết và giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Đối với người bệnh tiểu đường, ớt tươi là tốt hơn ớt nấu chín. Bạn có thể bổ sung ớt cùng với các loại rau khác khi chế biến món salad.

Người mắc tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Quả táo

Táo giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất thải nguy hại cũng như làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân tiểu đường lên đến 35%. Táo làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu giúp phòng bệnh tim mạch, chữa tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Mặt khác, táo có các chất chống oxy hoá chống ung thư. Táo giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, giảm nguy cơ ung thư và tránh các bệnh về mắt ở những người mắc bệnh tiểu đường. 

 Quả dâu tây

Các chất chống oxy hóa trong dâu tây giúp giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách giảm cholesterol LDL (xấu), duy trì hoặc cải thiện cholesterol HDL(tốt), và làm giảm huyết áp. Dâu tây giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C và flavonoid, giúp làm giảm viêm và giảm nguy cơ (hoặc thậm chí cải thiện tình trạng hiện tại) của các bệnh liên quan đến viêm như ung thư, bệnh tim và các bệnh tự miễn. 

Quả dưa leo

Dưa leo chứa nhiều kali, vitamin K, C và ít carbohydrate nên được xem là loại rau lý tưởng cho người bị tiểu đường. Chất saponin trong dưa leo hoạt động như một loại thuốc chữa tiểu đường từ tự nhiên, giúp làm thông thoáng các mô tế bào. Nhờ đó tạo điều kiện để insulin và glycogen xâm nhập vào các tế bào tốt hơn, góp phần hạn chế sự gia tăng lượng đường trong nước tiểu.

Quả bưởi

Trong 1/2 quả bưởi có chứa tới 78% lượng vitamin C. Là loại vitamin vốn có những vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nước bưởi có những thành phần tựa như insulin giúp hạ đường huyết đồng thời hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và cao huyết áp. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn trung bình khoảng 2 đến 4 múi bưởi một ngày để cải thiện lượng đường huyết. 

Quả ổi

Lượng vitamin C trong quả ổi rất dồi dào, gấp 4 lần so với cam. Cùng với đó, lượng chất xơ cũng tương đối cao, cứ 100g ổi có đến 6g chất xơ giúp làm giảm cholesterol và làm chậm hấp thu đường sau ăn. Vỏ ổi cũng làm giảm cholesterol toàn phần, nhờ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không uống nước ép trái ổi vì cách làm này khiến cho lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. 

Quả dưa hấu

Dưa hấu là nguồn các vitamin và khoáng chất tuyệt vời, bao gồm: vitamin A, vitamin C, kali, magiê, vitamin B1 và B6, chất xơ, sắt, canxi, và lycopene. Tốt là vậy, tuy nhiên bạn cần lưu ý khối lượng khi ăn, không nên ăn quá nhiều dưa hấu cùng một lúc.

Quả thanh long

Thanh long chứa nhiều chất nhầy pectin, chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose đều là chất có tác dụng phòng trị bệnh táo bón, béo phì, xơ vữa động mạch, viêm ruột kết… rất hiệu quả. Lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lưu ý: bạn chỉ nên ăn tối đa 1 quả thanh long mỗi ngày và tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối.

3 sai lầm phổ biến khiến khi đo đường huyết cho kết quả  thiếu chính xác, đây là 4 thời điểm đo chuẩn nhất khi mắc bệnh tiểu đường3 sai lầm phổ biến khiến khi đo đường huyết cho kết quả thiếu chính xác, đây là 4 thời điểm đo chuẩn nhất khi mắc bệnh tiểu đường

GĐXH – Chỉ số đường huyết thay đổi liên tục thay đổi trong ngày. Vì vậy, với người bệnh cần phải theo dõi một cách thường xuyên và đều đặn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *