Giao mùa trẻ thường mắc bệnh gì? Những bệnh đường hô hấp trẻ hay mắc phải là gì? Cách điều trị bệnh đường hô hấp ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Chủ nhiệm bộ môn Nhi – Đại học Y Hà Nội, cơ thể người lớn khi bị nhiễm virus có thể tự đề kháng và các triệu chứng như hắt hơi , sổ mũi chỉ thoáng qua. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, khả năng đề kháng còn kém và việc vệ sinh mũi, ho khạc cũng chưa được tốt thường dẫn đến các bệnh viêm đường hô hấp trên như: ho, viêm mũi họng , viêm tai giữa, viêm phổi, hen phế quản . Đây cũng chính là lý do mỗi khi chuyển mùa, thay đổi thời tiết thì các bệnh đường hô hấp kể trên lại tái phát lại ở trẻ.
Mùa này trẻ thường mắc bệnh gì? Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường là cơ hội để các bệnh đường hô hấp ở trẻ bùng phát. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus. Bản thân virus thường sống ở đường hô hấp, khi thời tiết thay đổi, các virus đã có sẵn trong mũi và chuyển từ thể không hoạt động sang thể hoạt động. Cúm , viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi … là những bệnh đường hô hấp trẻ thường mắc khi giao mùa. Khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp lúc giao mùa, cha mẹ tuyệt đối không xịt mũi cho trẻ bằng thuốc kháng sinh .
Làm gì để trẻ không mắc bệnh đường hô hấp khi giao mùa? Cách phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp
Để phòng bệnh đường hô hấp nói chung lúc giao mùa cho trẻ, cha mẹ cần quan tâm từ khâu ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ.
– Vệ sinh mũi họng, vệ sinh chân tay, rửa tay trước khi ăn. Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, cha mẹ nên tăng cường vệ sinh tay bởi những giọt bắn chứa virus tồn tại trên các bề mặt, khi trẻ tiếp xúc có thể vô tình chạm vào mũi, miệng.
Thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa là lúc các bệnh đường hô hấp lại tái phát lại ở trẻ.
– Trẻ từ 2 tuổi khuyến cáo đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tới nơi đông người. Đối với trẻ dưới 2 tuổi việc đeo khẩu trang khi có dịch mũi chảy ra có thể nhiễm khuẩn vào thêm.
– Cha mẹ, người thân cũng cần vệ sinh mũi, tay chân trước khi tiếp xúc với trẻ hoặc sau khi trở về nhà từ nơi đông người để tránh trường hợp người lành mang bệnh và lây cho trẻ.
– Điều quan trọng là cần tiêm phòng vaccine (cúm, phế cầu …) đầy đủ.
Lời khuyên của bác sĩ chăm sóc trẻ mắc bệnh đường hô hấp khi giao mùa
Hiện nay có nhiều cha mẹ khi thấy con mắc các bệnh viêm đường hô hấp khi giao mùa, liền xịt mũi bằng thuốc kháng sinh cho con. Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, việc làm này hoàn toàn không nên. PGS Thúy lý giải: “Bản thân virus không dùng kháng sinh để điều trị, thay vào đó chúng ta đề phòng là chủ yếu. Trong trường hợp trẻ bắt đầu có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ nên bình tĩnh và tập trung điều trị triệu chứng”, gồm:
– Sốt, trẻ sốt trên 38,5 độ C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt
Cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tới nơi đông người và tăng cường rửa tay trong thời điểm giao mùa.
– Trẻ bị sổ mũi, tắc mũi: Lúc này, trẻ sẽ thở bằng mồm, quấy khóc và ăn ít dẫn đến thiếu nước. Khi thiếu nước trẻ sẽ bị tụt cân, đồng thời đờm trong mũi họng quánh lại gây tắc đường thở. Cha mẹ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2-3 lần và rửa trước ăn, cho trẻ uống nhiều nước.
– Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần được đảm bảo, đồng thời cho trẻ ăn thức ăn mềm và lỏng để trẻ dễ hấp thu, chia nhỏ bữa, không nên ép trẻ ăn.
– Tránh cho trẻ nhiễm bệnh tiếp xúc với trẻ khác trong gia đình.
– Tuyệt đối không xịt mũi cho trẻ bằng kháng sinh trừ khi có chỉ định của bác sĩ khi thăm khám tại cơ sở y tế.
Cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ là tăng sức đề kháng. Có nhiều cách để tăng đề kháng, và cách tăng đề kháng đơn giản nhất là đề kháng bản thân.
Tiêm phòng đầy đủ vaccine (cúm, phế cầu…) cho trẻ là một cách để tăng sức đề kháng.
Với những bệnh đường hô hấp gặp phải khi thay đổi thời tiết, trong vòng 3-4 ngày các triệu chứng sẽ hết. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục, mệt nhiều, li bì, co giật, nôn nhiều, không uống được hoặc bỏ bú phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.