Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh

Đó là thông điệp chính của Tuần lễ tiêm chủng thế giới diễn ra từ ngày 24 – 30.4.2024, cùng với kỷ niệm 50 năm thành lập Chương trình tiêm chủng mở rộng toàn cầu.

chung tay tiem chung phong chong dich benh vi mot viet nam khoe manh afc 7149720

Người dân đưa trẻ tiêm phòng vaccine theo Chương trình tiêm chủng mở rộng tại cơ sở tiêm chủng vaccine trên địa bàn thành phố Tây Ninh.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích tiêm chủng, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tây Ninh, hệ thống bệnh viện công lập, ngoài công lập và các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn toàn tỉnh triển khai hoặc lồng ghép các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024.

Trung tâm Y tế 9 huyện, thị xã, thành phố và các trạm y tế tăng cường tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ; tiếp tục tổ chức tiêm chủng thường xuyên bảo đảm đạt tỷ lệ, an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam được triển khai rộng khắp trên cả nước trong gần 40 năm qua cho các đối tượng ưu tiên là t.rẻ e.m và phụ nữ, góp phần quan trọng trong thành quả thanh toán bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, giảm rõ tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Từ năm 2020-2023, tỷ lệ tiên chủng vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng chưa đạt theo kế hoạch do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và khó khăn trong cung ứng vaccine, làm gia tăng nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trên diện rộng.

chung tay tiem chung phong chong dich benh vi mot viet nam khoe manh baa 7149720

Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã giảm rõ tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Từ năm 1974, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng Chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận vaccine công bằng để bảo vệ, cứu sống t.rẻ e.m trên toàn cầu.

Tuần lễ tiêm chủng thế giới diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 4 hằng năm, nhằm kêu gọi các quốc gia, tổ chức hành động cần thiết để t.rẻ e.m, cộng đồng được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc và t.ử v.ong do các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine, giúp họ sống hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn.

Thống kê của Sở Y tế, hiện trên địa bàn tỉnh có 105 cơ sở y tế công lập và 24 cơ sở ngoài công lập triển khai tiêm chủng vaccine. Năm 2023, Bộ Y tế đã bổ sung thêm đối tượng, lịch tiêm chủng và một số vaccine mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng, chống các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, gồm: vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh; BCG (lao), bOPV (bại liệt), DPT-VGB-Hib (vaccine phối hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib); IPV (vaccine bất hoạt phòng bệnh bại liệt), sởi cho trẻ dưới 1 t.uổi; viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1-5 t.uổi; sởi-rubella, DPT (bạch hầu, ho gà, uống ván) cho trẻ từ 18-24 tháng; vaccine uốn ván cho phụ nữ có thai.

T.iền Giang: Tăng cường truyền thông về phòng, chống bệnh ho gà, sởi và sốt xuất huyết

Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.

Trong thời gian qua, việc gián đoạn cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cho t.rẻ e.m trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch là yếu tố nguy cơ bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay, có 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và 10 trường hợp mắc rubella tại 7 tỉnh, thành phố, đặc biệt ghi nhận một chùm ca bệnh sởi tập trung tại tỉnh Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 t.uổi. Bên cạnh đó, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa xuân – hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh truyền nhiễm phát triển và bùng phát.

tien giang tang cuong truyen thong ve phong chong benh ho ga soi va sot xuat huyet 282 7133361

Các bà mẹ hãy đưa con đi tiêm chủng mũi 1 vắc xin sởi ngay khi trẻ được 9 tháng t.uổi và tiêm mũi 2 vắc xin sởi lúc trẻ 18 tháng t.uổi thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng không chờ đợi vắc xin dịch vụ; sau đó có thể cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh rubella – quai bị ở những thời điểm phù hợp.

Thực hiện Công văn 178 ngày 29-3-2024 của Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Trung ương về tăng cường công tác truyền thông phòng, chống bệnh ho gà, sởi và sốt xuất huyết mùa xuân – hè năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh T.iền Giang có Công văn 292 đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông – giáo dục sức khỏe phòng, chống bệnh ho gà, sởi, sốt xuất huyết như sau:

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế, Sở Y tế, chính quyền địa phương; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho các đối tượng đích thuộc địa bàn có nguy cơ cao.

Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong gia đình và xung quanh, vệ sinh trong trường học.

Về phòng, chống bệnh ho gà và sởi: Thông tin về đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đường lây truyền, dấu hiệu bệnh, dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đến ngay cơ sở y tế; biến chứng của bệnh, các biện pháp dự phòng chung, phòng bệnh chủ động đặc hiệu – tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà và sởi: lịch tiêm, đối tượng tiêm, địa điểm tiêm, sự an toàn và hiệu quả của vắc xin; không tự ý điều trị tại nhà.

Về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết: Thông tin về đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, đường lây truyền, dấu hiệu phát hiện bệnh, dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đến ngay cơ sở y tế; biến chứng của bệnh; các biện pháp diệt lăng quăng tại hộ gia đình theo đặc thù của mỗi địa phương. Phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi; thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất khi gia đình có người mắc bệnh sốt xuất huyết; không tự ý điều trị tại nhà.

Theo đó, các địa phương tăng cường phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa, đài tại Trung tâm Y tế, Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện, Trạm Y tế, Đài Truyền thanh xã ít nhất 4 lần/tuần. Chủ động thực hiện các hình thức truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, như: Tư vấn, thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình, truyền thông cộng đồng/trường học, tuyên truyền lưu động… Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền đến các đoàn viên, hội viên, người dân về các khuyến cáo phòng, chống bệnh; từ đó nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *