(Dân trí) – Chưa năm nào, sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội lại nóng bỏng như năm nay. Tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 ngươi môt giường. Trong khi đó, số bệnh nhân SXH nhập viện vẫn tăng lên hàng ngày.
Nhiều ca nặng, biểu hiện bất thường
Tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, trung bình mỗi ngày có 40-50 ca SXH nhập viện. Hiện luôn có khoảng150 ca điều trị nội trú tại viện, chiếm 1/2 tổng số bệnh nhân toàn viện. Bệnh nhân nằm ghép, nằm tràn hành lang, trên giường bạt, bàn kê ghép… 90% số bệnh nhân tới khám, điều trị cư trú tại Hà Nội. Đáng nói, năm nay, rất nhiều nhiều bệnh nhân SXH nặng. Số ca bệnh nặng chiếm 5-10%, trong đó có một số bị thoát huyết tương, gây hạ huyết áp, truỵ mạch, một số nôn ra m.áu, có biến chứng suy thận…
Ban đêm nhưng vân rât đông bệnh nhi tới khám tai bênh viên Nhi TU vì sốt cao đột ngột. Người bệnh vẫn thường phải chờ hàng tiếng đồng hồ mới tới lượt khám. (Ảnh: H.Hải)
Dịch SXH cũng tấn công mạnh và đối tượng t.rẻ e.m. Tại khoa Nhi bênh viên Bạch Mai, mấy tuần gần đây số bệnh nhân tăng vọt, luôn có khoảng 10 ca SXH nặng nằm điều trị. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi – bênh viên Bạch Mai, năm nay, tỷ lệ trẻ bị biến chứng nặng do SXH tăng hơn các năm. Điển hình là hiện tượng men gan tăng, tổn thương gan khiến bệnh nhi dù hết sốt vẫn mệt mỏi kéo dài, hạ huyết áp do suy tim… Như trường hợp của bệnh nhi Ngô Huyền Anh (6 t.uổi ở Ngõ Trại Cá) đã trải qua 13 ngày điều trị thì tình trạng mới ổn định.
Bệnh nhi này có biểu hiện sốt trên 39 độ C từ ngày 29/8 và liên tục được gia đình đưa đi khám, theo dõi. Ngay khi xuất hiện các nốt đỏ li ti dưới da bệnh nhi đã được đưa vào viện, xét nghiệm huyết thanh khẳng định bị SXH.
“Hôm nhập viện, bệnh nhi này sốt cao li bì kèm theo dấu hiệu đau đầu, nôn, đau bụng và mắt có sụp, tụt huyết áp. Bình thường, bệnh nhân SXH tụt huyết ap, mất nước thì chỉ truyền dịch vào là huyết áp lên. Nhưng với trường hợp này, truyền dịch không hiệu quả, lại thêm tình trạng bí tiểu ở người bệnh. Các bác sĩ phải hội chẩn nhiều lần, quyết định thăm dò chức năng tim mới phát hiện tình trạng tụt huyết áp ở bệnh nhi là do suy tim, chứ không phải mất nước”, BS Dũng nói.
BS Dũng cho biết thêm, trước đây, khi bệnh nhân SXH có triệu chứng đau vùng gan là dấu hiệu nghĩ đến t.iền sốc. Nhưng ở 3 ca bệnh tại khoa nhi, dù bệnh nhân có đau vùng gan, nhưng khi chẩn kỹ lại là suy tim, viêm cơ tim do tràn dịch màng tim. Vì thế, BS cảnh báo, từ các ca bệnh nguy kịch với biểu hiện bệnh cảnh nặng nề này, các bác sĩ cần thận trọng khi khám cho bệnh nhân SXH, có bất thường nên thăm dò tim mạch, điện tâm đồ, chụp phim… để phát hiện những ca biến chứng.
Bệnh nhi Ngô Huyền Anh sau hơn 10 ngày điều trị mới tỉnh táo, tự ngồi dậy được (Ảnh: H.Hải)
Tại bênh viên Nhi TƯ, ca khám đêm tối ngày 9/9 không chi có nhiều trẻ đến khám vì sốt cao liên tục, ma con có nhiều ca tới tái khám SXH vì diễn tiến bệnh nhanh. Như trường hợp cháu N.H.H (7 t.uổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội), buổi sáng khám, BS chẩn đoán SXH và được điều trị ngoại trú. Đến tối, bé không sốt cao nhưng lại đi ngoài phân đen kịt, phải nhập viện điều trị vì c.hảy m.áu đường tiêu hoá.
Dễ nhầm SXH với cúm A/H1N1 Theo BS Dũng, dịch SXH đang bùng nổ tại Hà Nội trùng với dịch cúm A/H1N1 cũng đang diễn biến phức tạp nên rất dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Biểu hiện ban đầu của SXH không khác gì với cúm H1N1. Bệnh nhân có thể sốt cao đột ngột, một số trường hợp có đau họng, ho, đi ngoài xì xoẹt…nếu chẩn đoán nhầm là cúm A/H1N1 mà bỏ qua bệnh cảnh SXH la rất nguy hiểm. Trong tình cảnh dịch bệnh giao thoa hiện nay, cần rất thận trọng, khi trẻ có dấu hiệu ốm, sốt nên đưa đi khám để bác sĩ theo dõi, phát hiện bất thường.
Dịch tăng bất thường
BS Dũng cho rằng, dịch SXH năm nay rất đặc biệt. Ở chỗ, mọi năm, theo chu kỳ, SXH nhiều lên ở cuối thu, đầu đông. Nhưng năm nay, dải dác suốt mùa nóng luôn có tỷ lệ khá nhiều bệnh nhân SXH nặng phải nhập viện điều trị và bệnh nhân đông ồ ạt bắt đầu từ tháng 8. Như vậy, dịch đến sớm hơn khoảng 2 tháng. Hơn nữa, các năm trước, ngoài bệnh nhân Hà Nội thì còn có các tỉnh thành khác. Thế nhưng năm nay, đại đa số bệnh nhân đến từ Hà Nội cũ. Vì thế, cần có sự tìm hiểu lại về các yếu tố dịch tễ tác động khiến dịch SXH tại Ha Nôi khác thường hơn mọi năm.
Ngoài ra, bệnh nhân nhập viện điều trị, bệnh cảnh cũng nặng nề hơn mọi năm. Theo BS Dũng, rất có thể có sự thay đổi giữa các tuýp, khiến biểu hiện lâm sàng khác. Vì thế, nên làm xét nghiệm phân biệt tuýp virus, nhất là ở những trường hợp biểu hiện bệnh quá nặng nề.
Cùng quan điểm này, BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Viện trưởng Viện nhiệt đới quốc gia cho rằng, dịch SXH năm nay có nhiều biểu hiện bất thường. Từ tháng 7 mà số bệnh nhân đã tăng vọt, trong khi tháng đỉnh dịch SXH thì chưa tới. Điêu nay cho thấy, dịch SXH tại Hà Nội năm nay rất lớn.
Về dịch SXH tại Hà Nội, ông Nguyễn Huy Nga – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường (Bộ Y tế), đ.ánh giá: “Hà Nội là một trong những địa phương có số ca SXH trong tám tháng đầu năm 2009 cao bất thường nhất và đến sớm hơn hăn mọi năm. Tám tháng đầu năm cả nước ghi nhận 47.302 trường hợp SXH, riêng Hà Nội là 2.985 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 11,8 lần so với cùng kỳ năm trước (không có t.ử v.ong). Bệnh nhân phân bố ở 29/29 quận, huyện, thị xã, nhưng tập trung nhiều ở các quận, huyện có ổ dịch cũ như Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Trì, Hai Bà Trưng…”.
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Nga, ngoài chu kỳ dịch tễ, thì quá trình đô thị hoá ảnh hưởng rất nhiều đến dịch bệnh. Trước đây, Hà Nôi ao hồ nhiều, nhưng không bị tù đọng, có cá sinh sống ăn ấu trùng sinh muỗi. Nhưng nay, ao hồ bị lấp hết, nếu có lại tù đọng, ô nhiễm là nơi lý tưởng muỗi sinh sôi. Điều kiện sống người dân chật chội, ở những ngõ nhỏ thấp, ẩm ướt…nên càng sinh nhiều muỗi. Người dân cũng cần lưu ý, ở các ổ dịch, ngành y tế cũng tiến hành phun thuốc diệt muỗi, nhưng sẽ rất khó diệt xuể vì ấu trùng muỗi mới ở nơi ẩm lại sinh sôi. Vì thế, bên cạnh diệt muỗi, người dân cần chủ động giữ gìn vệ sinh, phát quang bụi dậm, khơi thông cống rãnh, không chứa nước ở lu, vại… để dọn sạch nơi cư trú của ấu trùng thì sẽ giảm sinh sôi, phát triển muỗi.
Hồng Hải