GĐXH – Thói quen bỏ bữa sáng được chứng minh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, hại dạ dày.
Một nghệ sĩ Việt qua đời ở tuổi 39 vì ung thư máu, 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh rất dễ bị bỏ qua
GĐXH – Ung thư máu nguy hiểm, khó phát hiện và khó điều trị nhưng nếu bạn có phương pháp phòng ngừa hợp lý thì sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp có lợi nhất cho sức khoẻ. Thậm chí, nhiều nhà dinh dưỡng đã xác định, bữa ăn sáng chiếm từ 25-30% tổng năng lượng cả ngày. Do đó, bữa sáng nên là bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất trong ngày.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc tế, hơn một phần tư số người trên thế giới thường xuyên bỏ bữa ăn sáng. Thói quen bỏ bữa sáng được chứng minh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, hại dạ dày.
Ảnh minh họa
Sai lầm nhất định phải tránh trong ăn bữa sáng
Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng một hôm có thể chưa sao, nhưng nếu bạn bỏ qua nó thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe như: cholesterol trong máu tăng cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2…
Để giảm thiểu những rủi ro trên cũng như cũng cấp cho bạn một năng lượng dồi dào để bạn sinh hoạt, làm việc, bạn nên có một bữa ăn sáng đầy đủ.
Ăn sáng muộn
Nhiều bạn trẻ, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè thường thích ngủ nướng đến 9-10h rồi mới thức dậy ăn sáng. Lúc này, bụng đã đói cồn cào mà các cơ quan trong cơ thể chưa “thức” hẳn nên khi ăn sẽ không thấy ngon miệng. Thêm vào đó, ăn sáng muộn sẽ làm giảm hiệu quả trao đổi chất và ảnh hưởng đến chất lượng bữa trưa. Do vậy, tốt nhất hãy tập dậy sớm và ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức.
Ăn sáng quá nhanh
Ăn quá nhanh hay vừa đi vừa ăn là việc làm ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, xác suất bị bệnh trào ngược thực quản cũng tăng lên nhiều, hơn nữa ăn quá nhanh không thể kích thích hoạt động của não, người sẽ trở nên trì trệ.
Ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
Buổi sáng, các bộ phận trên cơ thể bao gồm cơ bắp, thần kinh, mạch máu đang ở trạng thái co lại. Nếu bạn ăn thực phẩm lạnh sẽ khiến lưu lượng máu trong cơ thể khó lưu thông, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lâu ngày dẫn đến táo bón, giảm sức đề kháng của cơ thể.
Cũng có nhiều người có thói quen ăn đồ nóng, khi đồ ăn vẫn đang ở nhiệt độ cao đã vội vàng cho vào miệng. Thói quen này về lâu dài có thể gây ung thư cuống họng và nhiều loại bệnh đường tiêu hóa khác.
Ăn quá nhiều thịt
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 80g thịt/ngày. Nhưng theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng (Bộ y tế) năm 2020 mức tiêu thụ thịt ở Việt Nam là 136,4g/người/ngày.
Thực tế cho thấy nhiều người ăn thịt vào bữa sáng, thậm chí là lượng thịt ăn trong bữa sáng được khuyến cáo bằng lượng thịt ăn trong cả ngày. Điều này khiến gan hoạt động hết công suất, thậm chí còn gây gánh nặng cho lá gan khi chúng không thể chuyển hóa được và dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan…
Ăn sáng bằng đồ ngọt
Với nhiều người, bữa sáng chỉ cần có chiếc bánh ngọt và cốc sữa là xong. Thậm chí, có người ăn sáng bằng bánh mỳ sau đó uống trà sữa là no đến quá trưa không cần ăn gì.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, cách ăn đó mang lại nhiều hệ lụy, nhất là với gan. Khi đó, lượng dự trữ đường quá nhiều, gan dễ bị quá tải và ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa.
Bỏ qua việc ăn rau
Với nhiều người Việt thường ắn liên bữa sáng với bún, phở, bánh mỳ nên lượng rau có trong một bữa sáng rất ít. Điều này nếu tạo thành một thói quen sẽ gây nên những hệ lụy cho sức khỏe. Bởi rau cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể, không ăn đủ rau nhất là vào buổi sáng ngoài việc thiếu vitamin còn gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa
Những thực phẩm cần cho một bữa sáng khoa học
Theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam bữa sáng nên có tinh bột ở mức vừa phải, sau đó là protein, chất xơ và vitamin.
“Chất bột đường có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Nhịn ăn tinh bột sẽ gây buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng. Do đó, bắt buộc phải ăn tinh bột, có thể từ cơm, hoặc bún, phở, cháo, bánh mì, nhất là vào buổi sáng, sau một đêm dài nhịn đói”, ông Sơn nói.
Không nên dùng nhiều quá đồ chiên xào vào bữa sáng bởi dễ gây đầy bụng. Ngoài ra, không nên dùng đồ ngọt, chất béo quá nhiều.
Thời điểm nên ăn sáng tốt nhất cho sức khỏe
Thời điểm tốt nhất để ăn sáng là từ 6h-8h giờ sáng, vì đây là thời điểm mà axit dạ dày tiết ra mạnh, tiêu thụ thực phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Nếu ăn sáng sau 9h sẽ dễ gây đầy bụng, và ảnh hưởng đến bữa trưa.
Ngoài ra, mỗi người không nên ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy. Chúng ta nên ăn sáng sau khi thức dậy khoảng 20-30 phút. Sau khi thức dậy hoặc trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
9 thực phẩm lành mạnh, ngon bổ nhưng tuyệt đối không nên ăn khi bụng đói vì sẽ rút ngắn tuổi thọ dạ dày của bạn
GĐXH – Có những thực phẩm lành mạnh nhưng nếu ăn vào lúc đói sẽ khiến bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa và đường trong máu.
Tập thể dục muốn ngủ ngon và sâu giấc nên chọn thời điểm này
GĐXH – Tập thể dục là một quá trình tiêu tốn nhiều năng lượng, do đó, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi tập luyện.
Sai lầm khi dùng giấy bạc chế biến đồ ăn gây hại sức khoẻ, rất nhiều người không biết
GĐXH – Nếu dùng giấy bạc chứa thực phẩm nhiều giấm, muối mặn, hoặc nhiều loại gia vị nồng độ cao, các nguyên liệu chứa nhiều axit như cà chua, chanh… sẽ gây ra các phản ứng hóa học làm hỏng, thối, mốc thức ăn.
Sơn móng tay có chứa nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe