GĐXH – Nhiều người ăn rất ít nhưng cân nặng vẫn không không giảm, thậm chí cơ thể vẫn béo phì. Nguyên nhân là do đâu?
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn không uống rượu trong một tháng? 3 thay đổi này bạn có thể thích
GĐXH – Thực tế uống rượu đúng cách có thể mang lại một số tác dụng tốt cho cơ thể. Nhưng nếu uống thường xuyên, bạn sẽ phải chống đỡ với nhiều tác hại do rượu gây ra.
Mối lo ăn ít vẫn béo phì
Trên thực tế, béo phì không chỉ do ăn quá nhiều và lười vận động mà còn liên quan nhiều đến thói quen ăn uống không điều độ .
Nếu bạn mắc phải những thói quen dưới đây, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân của mình.
1. Bỏ bữa sáng dễ khiến bạn béo phì
Bỏ bữa sáng thường dẫn đến ăn nhiều thức ăn hơn cho bữa trưa và bữa tối. Thói quen này làm tăng tổng lượng calo hàng ngày và dẫn đến béo phì.
Thông thường, năng lượng bạn ăn vào bữa sáng chiếm 25% đến 30% tổng năng lượng. Bữa trưa và bữa tối chiếm 30% đến 40%.
Ví dụ: nếu tổng năng lượng nạp vào hàng ngày của bạn là 1500 kcal và tỷ lệ phân bổ là 3:4:3, thì bạn nên tiêu thụ 450 kcal cho bữa sáng, 600 kcal cho bữa trưa và 450 kcal cho bữa tối.
2. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và calo. Thường xuyên ăn đồ ăn nhanh dễ dẫn đến tình trạng nạp nhiều calo và gây béo phì.
Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh tương đối đơn điệu. Việc tiêu thụ thường xuyên sẽ gây thiếu hụt một số chất dinh dưỡng.
Cách tiếp cận chính xác trong quá trình giảm cân là đảm bảo càng nhiều thực phẩm đa dạng và cân bằng dinh dưỡng. Điều này có lợi hơn cho việc giảm cân.
3. Ăn quá nhanh
Khi bạn ăn chậm, tín hiệu truyền đến trung tâm ăn của não có thể khiến nó thực hiện các điều chỉnh tương ứng. Cảm giác no sẽ xuất hiện sớm hơn và bạn ăn ít hơn.
Nếu bạn ăn quá nhanh, dây thần kinh não bộ không kịp phản ứng. Khi bạn phản ứng lại thì đã no, dẫn đến việc nạp vào cơ thể quá nhiều calo, làm tăng cân, béo phì.
4. Thích ăn quà vặt
Đừng coi thường đồ ăn vặt. Phần lớn đồ ăn vặt đều là đồ ăn nhiều calo và chất béo, ăn không thấy no. Ăn xong vẫn muốn ăn tiếp.
Ăn vặt trong quá trình giảm cân tương đương với việc nạp vào cơ thể rất nhiều calo và chất béo, dễ dẫn đến béo phì.
Ví dụ, nhiệt lượng của một chiếc bánh trứng gần 200 kcal. Nhiệt lượng của ly trà sữa gần 400 kcal và nhiệt lượng của một túi khoai tây chiên (70 gam) là 350 kcal.
Tuy nhiên, tổng lượng calo hàng ngày của một cô gái trong quá trình giảm cân không thể vượt quá 1500 kcal. Nếu ăn thêm một vài bữa ăn nhẹ, lượng calo dễ dàng vượt quá thì làm sao bạn có thể giảm cân được.
5. Ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều cũng là một thói quen ăn uống rất xấu sẽ dẫn đến thừa calo. Khi đói, bạn sẽ dễ ăn những món nhiều calo, nhiều chất béo nên càng dễ tăng cân, béo phì.
6. Ít bữa ăn hơn
Những người ăn ít bữa trong ngày có nguy cơ và mức độ béo phì cao hơn những người ăn nhiều bữa hơn một chút.
Vì mỗi lần ăn, cơ thể cần tiêu hao năng lượng do tác dụng động học đặc biệt của thức ăn (quá trình ăn uống cũng tiêu hao calo). Số lần ăn càng nhiều thì năng lượng tiêu hao càng nhiều. Do đó, bạn nên đảm bảo ít nhất ba bữa một ngày trong thời gian giảm cân. Bạn nên ăn ít và ăn làm nhiều bữa.
7. Ăn đêm
Ăn quá nhiều vào buổi tối và không vận động sẽ khiến năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong cơ thể.
Ngoài ra, vào ban đêm, nhịp sinh học của con người là do tính hưng phấn của dây thần kinh đối giao cảm được nâng cao. Thức ăn nạp vào cơ thể dễ bị tích trữ dưới dạng mỡ, lâu dài dễ dẫn đến béo phì.
Do đó, bạn nên kiểm soát lượng ăn vào bữa tối. Bạn không nên bổ sung bữa ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.
Nếu bạn đang mắc phải 7 thói quen ăn uống xấu kể trên thì hãy nhanh chóng thay đổi chúng. Tin rằng nếu bỏ được những thói quen xấu này thì cân nặng của bạn chắc chắn sẽ giảm xuống!
Những thiệt hại bất ngờ của “hội chứng sau kỳ nghỉ” đối với cơ thể
GĐXH – Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều người sẽ cảm thấy thiếu động lực, thậm chí rối loạn giấc ngủ, lo lắng, thiếu tập trung có thể kèm theo trầm cảm, chán ăn…, thậm chí có trường hợp nặng còn tự gây thương tích, tự sát.